Thứ Ba, 19 tháng 11, 2019

Một số điều về cá chình điện bạn đã biết chưa!

Có bao giờ bạn tự hỏi cá chình điện có thể phóng ra dòng điện lên đến 900v là công suất lên đến 2000w để giết chết con mồi có thể lớn hơn nó rất nhiều lần  mà bản thân nó lại không bị ảnh hưởng bởi dòng điện sinh học này không? Vậy mời bạn đọc cùng Bình Minh - đơn vị cung cấp máy phát điện Hyundai uy tín số 1 thị trường Việt Nam tìm hiểu về loài cá chình điện này nhé!



Cá chình điện hay còn gọi là lươn điện sống ở phía Bắc Nam Mỹ Khu vực sống chủ yếu là vùng sông nước của rừng rậm Amazon và sông Orinoco Peru của Nam Mỹ. Có lẽ ai cũng biết được đặc điểm nổi bật của loài cá điện này là khả năng phóng điện với cường độ cao và có thể tiêu diệt con mồi chỉ trong 1 nốt nhạc.

Bởi hai bên sống lưng của cá chình điện, có 2 “ máy phát điện”, mỗi máy gồm 70 “cột điện” đấu song song, mỗi “cột” là một chồng gồm 6.000 tế bào phát điện đấu nối tiếp. Lúc gặp mồi hoặc kẻ thù, cá chình điện có thể phóng ra dòng điện với điện thế lên tới 900 V, mạnh có thể 1000 V và cường độ là 1 Ampe, bằng một chiếc máy phát điện Kubota có công suất 1Kw quật ngã và làm tê liệt đối thủ ngay tức khắc. Đây là những con số đủ để gây nguy hiểm cho bất kỳ loài vật nào, kể cả là những loài to lớn như cá sấu. Nhưng cá chình điện chỉ gây hại cho con người khi bị quấy rối.

Nhưng có một vấn đề đặt ra ở đây là tại sao sống trong một môi trường dẫn điện như sông Amazon mà cá chình điện lại hoàn toàn không bị ảnh hưởng  bởi  dòng điện của chính bản thân mình tạo ra ? Cơ chế nào giúp bảo vệ chúng cách điện?

Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết chúng ta cần hiểu rõ cấu tạo cơ thể và cách phóng điện của cá chình điện. 


Các bộ phận trên cơ thể của cá chình điện được chia làm 2 loại chính: nội tạng và cơ quan phát điện. Dù rất quan trọng nhưng phần nội tạng – bao gồm cả tim, gan… được gói gọn trong không gian nhỏ phía gần đầu, còn 80% cơ thể còn lại dành toàn bộ cho bộ máy phát điện của nó.

Các cơ quan phát điện của lươn trải dọc toàn thân, gồm 3 phần: phần tích điện chính, phần định vị và phần phóng điện. Phần phát điện chính của cá nằm ở phần thân trên, điện ở đuôi tạo ra yếu hơn và giữ vai trò định vị, định hướng bơi của cá, và nơi mà cá tấn công con mồi và kẻ thù là phần bụng cá hay còn gọi là cơ quan phóng điện.



Phân tích sâu cơ quan phát điện của cá sẽ thấy chúng là các lớp mỏng cơ bao quanh bởi một dịch trong và sệt, các lớp cơ tạo điện đồng bộ và dòng điện tổng phóng ra được điều khiển bởi não bộ. Tất cả chỉ diễn ra trong 3/1000 giây và cá chình điện có thể phóng liên tục 150 lần trong một giờ mà không biết mệt mỏi.

Sự phối hợp hoàn hảo của chúng cho lươn điện một khả năng vô cùng độc đáo là phóng ra 2 loại điện: dòng điện áp thấp để định hướng và thăm dò môi trường do thị giác của lươn điện kém và  dòng điện áp cao để tấn công kẻ địch hoặc săn mồi.

Đây là cách cá chình phóng điện và nó biến chúng thành một vũ khí nguy hiểm nhưng có lợi thì phải có hại, cá chình điện lại không có bất cứ phương pháp để bảo vệ bản thân tránh bị sốc mỗi khi phóng điện.


Khi tìm hiểu kỹ hơn, các nhà khoa học nhận thấy rằng cá chình thường bị sốc điện khi phát điện để tấn công kẻ thù và đây là một rủi ro không hề nhỏ, nếu dòng điện phát ra với cường độ lớn và liên tục thì chúng rất dễ mất mạng như chơi.

Tuy nhiên, cá chình thường không bị chính dòng điện trong cơ thể mình giết chết bởi 3 nguyên nhân sau;


Thứ nhất là cấu tạo cơ thể hợp lí:

Với thân hình thon và kéo dài khiến cho khả năng dòng điện đi qua và gây hại cho các bộ phận trọng yếu là rất nhỏ. Dòng điện gần như phóng thẳng ra môi trường chứ không truyền trong cơ thể quá lâu.

Thứ hai là dòng điện không đủ lâu để giết cá chình:

Cần biết rằng kích thước cơ thể tỉ lệ thuận với điện áp cao nhất một con có thể tạo ra. Cá càng to, cường độ điện phóng ra càng mạnh. Các nhà khoa học cho rằng cá chình điện có khả năng điều chỉnh điện áp tối đa khó có thể giết chính nó trong khoảng thời gian ngắn mà dòng điện tồn tại, cộng thêm khả năng tạo ra điện và phóng điện vô cùng nhanh nên cá chình mới có thể an toàn như vậy.

Cuối cùng là khả năng đặc biệt nhất là uốn mình theo những hướng nhất định.

Bằng cách này cá chình tránh được dòng điện đi qua tim. Với mỗi tình huống khác nhau, cá chình điện lại có 1 cách riêng để tự vệ.

Tuy nhiên, không phải tất cả đều tuyệt đối hết. Tùy thuộc vào cường độ dòng điện mà chúng phóng ra, nếu quá lớn thì cá chình điện vẫn mất mạng như thường. Ngoại trừ những lúc nhầm lẫn hiếm hoi hoặc do bị hoảng loạn, lươn điện thường rất cẩn thận và hiếm khi chích sai mục tiêu.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét