Thứ Ba, 12 tháng 11, 2019

Cách thay dầu nhớt cho máy phát điện đúng kỹ thuật

Dầu nhớt được ví như là các “chất phụ gia” có tác dụng làm mát, làm kín, làm sạch và chống han gỉ trên bề mặt kim loại. Thay thế cho tay người để thực hiện trực tiếp vào công việc bảo vệ động cơ máy . Chính vì vậy, đây là nhiên liệu  không thể thiếu của máy phát điện công nghiệp. Vậy dầu nhớt có công dụng  gì? Khi nào cần thay dầu nhớt và cách thay thế như thế nào? Các bạn hãy cùng chúng tôi  - đơn vị cung cấp máy phát điện Hyundai Bình Minh tìm hiểu trong nội dung bài viết sau đây nhé.


Đặc điểm và công dụng của dầu nhớt cho máy phát điện

Dầu nhớt có tác dụng bôi trơn, giúp cho piston di chuyển lên xuống một cách nhẹ nhàng, êm ái trong lòng xi-lanh. Động cơ được cấu thành từ rất nhiều các chi tiết kim loại như piston, trục cam, xu-páp... Khi động cơ vận hành, lực ma sát giữa các bộ phận này với nhau là rất lớn. Hệ thống bơm sẽ phun dầu nhớt vào mọi ngóc ngách bên trong động cơ để tạo thành lớp đệm trơn trên bề mặt tiếp xúc giữa các chi tiết, làm giảm lực ma sát và tăng hiệu suất vận hành. Đồng thời, việc hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa các chi tiết giúp giảm thiểu sự mài mòn các bề mặt kim loại khi ma sát, có tác dụng bảo vệ và tăng tuổi thọ của động cơ.. Tuy nhiên, cũng có không ít đơn vị ham lợi nhuận mà tung ra thị trường các loại dầu nhớt kém giá rẻ nhưng không đảm bảo chất lượng.

Các tác dụng chính của của dầu nhớt trong máy phát điện

Là chất phụ gia làm cho động cơ hoạt động trơn chu giảm ma sat trên bề mặt kim loại. Dầu nhớt còn có những ưu điểm chính như sau:
1. Tác dụng làm mát  
Khi động cơ hoạt động, nhiệt lượng tỏa ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu là rất lớn. Nhờ quy trình luân chuyển liên tục, dầu nhớt sẽ có tác dụng làm mát, tránh được tình trạng động cơ bị quá nhiệt hay cháy piston.
2. Tác dụng làm kín
Khi động cơ vận hành, dầu nhớt như một lớp đệm mềm không định hình bịt kín khe hở giữa piston và thành xi-lanh để áp suất sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu không bị thất thoát.
3. Tác dụng làm sạch
Quá trình đốt cháy nhiên liệu đương nhiên sẽ sản sinh ra muội đọng lại trong động cơ, tác dụng tiếp theo của dầu nhớt chính là cuốn trôi và làm sạch những muội bám này.
4. Tác dụng chống gỉ
Bề mặt của các chi tiết kim loại trong động cơ được bao bọc bằng một màng dầu mỏng có tác dụng hạn chế sự tiếp xúc với không khí, tránh được hiện tượng ôxy hóa dẫn đến han gỉ.

Các chất phụ gia

Nhằm nâng cao hơn những tính năng, tác dụng nói trên, dầu nhớt động cơ được bổ sung thêm rất nhiều chất phụ gia khác. Các chất phụ gia này thuộc nhiều chủng loại khác nhau và tôi chỉ xin giới thiệu dưới đây một số loại tiêu biểu:
1. Phụ gia làm sạch có tác dụng chống đóng cặn các-bon hay muội. Chất phụ gia này sẽ bao bọc các phần tử các-bon hay muội sinh ra trong quá trình đốt nhiên liệu và giữ ở trạng thái vô hại khi tách rời và phân tán chúng riêng rẽ trong dầu nhớt.
2. Phụ gia chống ăn mòn tạo 1 lớp màng dầu trên bề mặt chi tiết kim loại, tránh cho chi tiết bị ăn mòn bởi hiện tượng ôxy hóa.
3. Phụ gia nâng cao trị số nhớt có tác dụng ổn định độ nhớt của dầu, đảm bảo khả năng bôi trơn và không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ.
Như vậy các bạn có thể thấy rằng để chế tạo ra những loại dầu nhớt động cơ có tính năng, chất lượng tốt, đòi hỏi rất công phu nghiên cứu và cải tiến của các nhà sản xuất.

[Tham khảo thêm]
>> Một số lưu ý khi sử dụng máy phát điện bạn nên biết!
>> Top 3 nhà máy thủy điện lớn nhất việt nam bạn đã biết chưa ?

Thời gian thay dầu nhớt cho máy 

Cùng với thời gian sử dụng thì khả năng bôi trơn và bảo vệ động cơ của dầu nhớt cũng dần dần bị suy giảm. Nếu cứ tiếp tục sử dụng thì sẽ dẫn tới giảm tuổi thọ của động cơ. Do vậy đối với các dòng máy phát điện mới, ta cho máy hoạt động 20h đầu tiên rồi sẽ đổ dầu cũ ra thôi cho dầu mới vào, và từ những lần tiếp theo ta cho máy hoạt động từ 60-70h sẽ thay dầu cho máy 1 lần

Việc ma sát giữa các động cơ bên trong máy phát điện với cường độ cao sẽ khiến những thiết bị này sẽ bị bào mòn nếu như không có dầu nhớt bôi trơn sẽ làm cho động cơ máy xuống cấp nhanh dễ hỏng hóc. Lúc này, máy phát điện sẽ hoạt động với hiệu quả không còn như ban đầu.
Hướng dẫn thay thế dầu nhớt cho máy phát điện nhanh chóng
Cách thay thế dầu nhớt cho máy phát điện rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước hướng dẫn như sau:

Xả sạch phần nhớt cũ trong máy

Đầu tiên bạn cho máy phát điện hoạt động, tuy nhiên chỉ để máy chạy đến khi đủ ấm, sau đó tắt máy bắt đầu quy trình thay bằng cách mở thước thăm dầu, sau đó dùng khay chứa dầu đặt dưới chỗ xả dầu, mở ốc xả dầu, xả xong thì vặn ốc lại lại đúng lực siết quy định.

Giữ phần dầu nhớt vừa thải ra

Bạn nên để thùng dầu nhớt nằm đúng vị trí khi máy phát điện cũ sài gòn xả nhớt trước khi tháo bulong xả nhớt. Nếu đặt không đúng vị trí, nhớt xả có thể chảy ra ngoài và làm dơ sàn nhà. Khi tháo bulong xả nhớt, bạn có thể nhanh tay rút ra và giữ lấy nó hoặc bạn cũng có thể để nắp lưới trên miệng thùng hứng dầu để bulong khỏi rơi vào trong thùng. Hãy để nhớt xả chảy hết vào thùng rồi bắt lại bulong xả nhớt và xiết vừa đủ lực.

Gỡ bỏ phần lọc nhớt cũ

Để giữ năng suất máy phát điện cũ một cách tốt nhất bạn nên thay bộ phận lọc dầu theo định kì, hoặc theo cách nhớ 02 lần thay dầu là 01 lần thay lọc. Sử dụng dụng cụ mở lọc nhớt đúng kích cỡ lọc nhớt  của bạn và tháo nó. Sau khi tháo hãy đổ hết nhớt trong lọc vô thùng nhớt xả  và sau đó bỏ lọc nhớt vào thùng rác đúng phân loại.

Đặt phần lọc nhớt mới vào

Tùy vào từng loại máy phát điện, hãng máy sản suất mà sẽ có lọc nhớt với kích thước khác nhau và bạn cần chọn đúng loại lọc cho dòng máy của mình. Trước khi lắp lọc nhớt mới, bạn cần bôi một lớp dầu quanh các miếng đệm cao su trên lọc để tăng khả năng làm kín và bắt vào dễ dàng hơn. Tiếp đó, đổ một lượng dầu bằng 2/3 bộ lọc và gắn lọc vào vị trí. Lưu ý, bạn cần giữ chiếc lọc thẳng đứng khi lắp để không bị chảy dầu ra ngoài, vặn bằng tay cho đến khi cứng và sau đó dùng dụng cụ mở lọc xiết cho đến khi cảm thấy vừa đủ lực. Bộ lọc nhớt không cần xiết chặt quá vì có thể làm đứt vòng đệm cao su và gây khó khăn hơn khi thay thế sau này.

Bắt đầu châm thêm nhớt vào máy phát điện

Để duy trì trạng thái tốt nhất của máy bạn nên tham khảo sách hướng dẫn sử dụng để biết lượng nhớt động cơ của máy phát điện của bạn sau đó tiến hành châm nhớt. Mở nắp nhớt máy và châm nhớt. Lưu ý không nên châm đúng số lượng dầu trong sách hướng dẫn quy định mà nên châm ít hơn một chút. Đổ dầu từ từ , tránh bị chảy loang lổ ra ngoài máy, dùng thước thăm dầu kiểm tra mức dầu, mức dầu bám đến vạch cao nhất là tốt.

Mở lại máy phát điện và đặt lại thời gian báo thay nhớt mới

Sau khi thực hiện đủ các bước thay nhớt châm đủ lượng nhớt mới, chúng ta cần khởi động bán máy phát điện cũ để các chi tiết máy trong động cơ và toàn hệ thống được bôi trơn. Sau đó tiếp tục cài đặt lại thời gian báo thay nhớt của máy phát điện (tùy vào dòng máy phát điện của bạn có hoặc không). Hãy tham khảo sách hướng dẫn sử dụng để làm điều này vì mỗi máy phát điện có một cách cài đặt khác nhau.

Với những hướng dẫn đơn giản, bạn đã có thể trở thành một kĩ thuật viên tự chăm sóc chiếc máy phát điện của mình. Chúc các bạn có thể tự thay nhớt thành công.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét